Chứng nhận hợp quy Bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai

  04/10/2016

 

 

   Quy định thống nhất cách thức thực hiện quá trình chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Phòng Chứng nhận sản phẩm - Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp (gọi tắt là RST).

Tài liệu viện dẫn

  • Sổ tay chất lượng 17065;
  • Quy trình kiểm soát tài liệu;
  • Quy trình kiểm soát hồ sơ;
  • Quy trình quản lý chuyên gia;
  • TCVN ISO/IEC 17065:2013;
  • Thông tư 28/2012/BKHCN ngày 12/12/2012: Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • TCVN 7778:2008: Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về sử dụng HTQLCL của Tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm;
  • TCVN ISO/PAS 17005:2011: Đánh giá sự phù hợp - Sử dụng hệ thống quản lý - Nguyên tắc và yêu cầu.

Nội dung quy trình

1. Nộp hồ sơ:

Khách hàng nộp hồ sơ theo yêu cầu CNSP của RST bao gồm:

a. Đánh giá theo phương thức 1,7,8:

  • Phiếu đăng ký CNSP phù hợp quy chuẩn theo CN/BM/01.01;
  • Tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật sản phẩm;
  • Các chứng chỉ chất lượng nếu có (theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, bộ ngành…);
  • Hồ sơ nhập khẩu lô hàng/mẫu hàng hóa đối với lô hàng nhập khẩu;
  • Hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho/nhập kho đối với lô hàng trong nước;
  • Bản vẽ lắp đặt, hướng dẫn lắp đặt sử dụng, các yêu cầu về an toàn, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn lao động;
  • Hồ sơ tư cách pháp nhân (giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa…);
  • Các tài liệu và hồ sơ theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, bộ ngành chủ quản (nếu có);
  • Các tài liệu liên quan khác tới sản phẩm.

b. Đánh giá theo phương thức 2,3,4,5:

  • Phiếu đăng ký CNSP phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn theo CN/BM/01.01B;
  • Tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật sản phẩm;
  • Các chứng chỉ chất lượng nếu có (theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, bộ ngành…hoặc Hệ thống quản lý chất lượng);
  • Quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm;
  • Kế hoạch kiểm soát phương tiện theo dõi đo lường, thử nghiệm;
  • Các kết quả thử nghiệm của sản phẩm đăng ký chứng nhận nếu có (do PTN nội bộ của khách hàng hoặc bên thứ 3);
  • Giấy đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa (nếu có)

2. Xem xét hồ sơ đăng ký, ký hợp đồng CNSP

     Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Trung tâm sẽ tiến hành xem xét tính đầy đủ và phù hợp của hồ sơ. Khi cần bổ sung thêm thông tin, trung tâm sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung các thông tin, hồ sơ cần thiết. Thời hạn bổ sung thêm thông tin không quá 30 ngày kể từ khi thông báo yêu cầu bổ sung, nếu quá 30 ngày không bổ sung thì coi như khách hàng không thực hiện tiếp yêu cầu chứng nhận sản phẩm. Đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì trung tâm sẽ thông báo cho cơ quan hải quan theo quy định.

3. Khi hồ sơ đầy đủ, phù hợp

  •    Trung tâm sẽ lập báo giá phí CNSP gửi cho khách hàng, thành lập đoàn đánh giá mẫu thử nghiệm điển hình . Mẫu thử nghiệm sẽ được đoàn đánh giá niêm phong tại hiện trường hoặc tại văn phòng, được đặt trong các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu và gửi tới phòng thử nghiệm được chỉ định (mẫu thử nghiệm có thể do khách hàng trực tiếp hoặc do thành viên trong đoàn đánh giá gửi).
  •    Đoàn đánh giá theo dõi quá trình thử nghiệm và lấy kết quả thử nghiệm. Sau khi có kết quả thử nghiệm, đoàn đánh giá sẽ tiến hành đánh giá kết quả thử nghiệm. Việc đánh giá kết quả thử nghiệm sẽ căn cứ theo các mức quy định của quy chuẩn/tiêu chuẩn /quy định kỹ thuật sản phẩm.
  •    Nếu có mẫu thử nghiệm xuất hiện chỉ tiêu không đạt, thì đoàn đánh giá sẽ thông báo điểm không phù hợp theo CN/BM/01.10 cho khách hàng/cơ sở sản xuất và yêu cầu lấy mẫu tiến hành thử nghiệm lại. Số lượng mẫu và cỡ mẫu lấy thử nghiệm lại sẽ quy định cụ thể tại quy định kỹ thuật chứng nhận cho từng sản phẩm cụ thể.

4. Thẩm xét, ra quyết định và cấp giấy chứng nhận.

Tin tức mới Xem tất cả